10 Đặc điểm trong mindset của người khởi nghiệp thành công
Để một cá nhân thành công đòi hỏi nhiều yếu tố. Không riêng gì khởi nghiệp, bất kì công việc nào cũng đòi hỏi tư duy ( mindset ), kỹ năng ( skillset ) và những công cụ ( toolset ) phù hợp.
Mindset hiểu đơn giản là cách tư duy khi đứng trước một vấn đề, giúp có bạn có được cái nhìn toàn cảnh và định hướng rõ ràng trong việc giải quyết vấn đề. Để khởi nghiệp, trở thành người lãnh đạo, bạn càng cần có mindset tốt để định hướng doanh nghiệp và dẫn dắt nhân viên của mình.
Tuy nhiên, mindset nói chung và mindset khởi nghiệp nói riêng là phạm trù khó có thể học qua sách vở mà thường được đúc kết qua trải nghiệm. Thế nhưng bạn không nhất thiết phải tốt nghiệp một chuyên ngành cụ thể nào hay trải qua vô số các khóa học để có tư duy đó. Trước tiên, bạn cần tìm hiểu và nhìn nhận bản thân trước.
Làm thế nào để bạn biết liệu bạn có tư duy khởi nghiệp hay không? Nếu bạn có nhiều hơn một trong những đặc điểm này, thì bạn có thể đã có tư duy khởi nghiệp đó.
1. Duy trì thái độ tích cực
Để vận hành một doanh nghiệp, bạn cần phải có thái độ tích cực. Cách bạn đối mặt với những thách thức và trở ngại thể hiện cách bạn kinh doanh. Điều này cũng ảnh hưởng đến cách nhân viên đánh giắ bạn.
Nếu bạn lo sợ hay e ngại ngay khi gặp khó khăn, nhân viên và những người xung quanh sẽ mất niềm tin vào bạn. Giữ thái độ tích cực giúp bạn giải quyết các vấn đề trơn tru hơn mà không bị tác động bởi những nỗi lo cảm tính do cảm xúc tiêu cực mang lại.
2. Cởi mở và thích nghi
Việc khởi nghiệp rất khó lường, bạn cần phải chuẩn bị cho những tình huống có khả năng xảy ra. Là một nhà khởi nghiệp, bạn cần có khả năng tiếp nhận, giải quyết khủng hoảng và thích nghi khi thị trường thay đổi. Một ví dụ dễ thấy hiện nay là khả năng chuyển đổi doanh nghiệp của bạn trở thành mô hình kinh doanh và vận hành online trong bối cảnh giãn cách xã hội.
3. Luôn tò mò và ham học hỏi
Mỗi doanh nghiệp như một bộ máy đòi hỏi các bánh răng phải hoạt động nhuần nhuyễn và trơn tru. Khi khởi nghiệp, bạn tìm hiểu cách các phòng ban của một doanh nghiệp hoạt động và đánh giá mọi thứ từ nhiều góc độ, điều này kich thích tính tò mò và ham học hỏi ở bạn. Từ đó, bạn có thể nhìn ra các giải pháp cho các vấn đề của doanh nghiệp, ngay cả khi chúng chưa xảy ra.
4. Thuyết phục như bản năng
Là một người khởi nghiệp, bạn không chỉ cần thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của bạn, mà còn cần thuyết phục nhân viên tin tưởng vào định hướng và các quyết định của bạn. Bất kỳ người khởi nghiệp nào cũng phải có khả năng thuyết phục mọi người, cho dù đó là về việc mua bán hay đề xuất giải pháp cho một vấn đề, vừa là một người làm sale giỏi, đồng thời cũng lả một diễn giả tốt.
5. Sáng tạo
Để khởi nghiệp, hơn cả việc giải quyết được vấn đề, bạn cần đưa ra nhiều giải pháp từ những góc độ khác nhau. Cùng với đó là sự sáng tạo - yếu tố quan trọng trong cách bạn đổi mới sản phẩm và dịch vụ của mình.
Khi các nhà khởi nghiệp sáng tạo, họ vượt xa hơn những gì họ muốn đem lại cho khách hàng. Hãy nhớ rằng, một số doanh nghiệp và công ty thành công nhất trên thế giới không chỉ bắt đầu từ một sản phẩm.
6. Khả năng tự thúc đẩy bản thân
Một trong những ví dụ điển hình về người khởi nghiệp có động lực mạnh mẽ là Elon Musk. Ngoài việc có tất cả những tố chất được kể trên, Elon Musk được biết đến là một người có nguồn năng lượng lớn, ông ấy đã làm việc nhiều giờ trong tuần để hoàn thành công việc. Hãy nhìn vào cách SpaceX và Tesla đã phục hồi từ thất bại này đến thất bại khác và cuối cùng đã thành công.
Đối với một người khởi nghiệp, chăm chỉ là chưa đủ, bạn cần tự tạo động lực (self-motivated) để thúc đẩy bản thân ngay cả khi gặp thất bại. Self-motivation cũng được củng cố bởi lối suy nghĩ tích cực. Bạn càng nghĩ rằng bạn có thể vượt qua vấn đề, bạn càng dễ dàng thúc đẩy bản thân
7. Khả năng phục hồi và sự bền bỉ
Bất kì doanh nghiệp nào đều sẽ gặp những khó khăn nhất định, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh. Luôn luôn có những ngày mọi việc không suôn sẻ, nhưng nếu bạn nghĩ đến việc bỏ cuộc. Đừng.
Hãy dành thời gian để nghỉ ngơi, nạp năng lượng và đứng dậy trở lại để thử thêm một lần nữa. Sự bền bỉ và khả năng phục hồi khi đối mặt với nghịch cảnh là hai động lực lớn nhất để bạn thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào. Hãy nhìn Elon Musk, Steve Jobs, Bill Gates và Ray Kroc. Nếu họ từ bỏ bất cứ lúc nào trong hành trình khởi nghiệp, họ sẽ không trở thành con người như bây giờ.
8. Làm chủ mọi thứ
Trách nhiệm giải trình thường là một đặc điểm bị rất nhiều chủ doanh nghiệp bỏ qua hoặc lãng quên. Là một chủ doanh nghiệp, bạn phải hiểu rằng mọi thứ đang, và sẽ xảy ra là lỗi của bạn.
Chính bạn là người sẽ đưa ra từng bước đi của công ty, quyết định điều gì nên làm và điều gì không nên làm.
Bạn không chỉ nắm quyền sở hữu doanh nghiệp mà còn có các trách nhiệm đi kèm với nó. Khi bạn nắm bắt và làm chủ được tình hình doanh nghiệp, bạn sẽ trở nên có động lực hơn để làm cho doanh nghiệp của mình thành công hơn.
9. Tiếp thu ý kiến trái chiều
Việc thuyết phục mọi người về tầm nhìn và lý tưởng của bạn đôi lúc rất khó khăn, nhưng bên cạnh đó, hay tiếp thu ý kiến từ những người khác. Là một người làm kinh doanh, bạn phải tiếp thu những phản hồi và phê bình đối với doanh nghiệp của mình.
Một người khởi nghiệp giỏi luôn cởi mở với những ý tưởng mới và những lời chỉ trích vì họ muốn công việc kinh doanh thành công. Không phải lúc nào bạn cũng có thể tự tìm hiểu mọi thứ, vì vậy bạn có thể thuê một số nguồn lực bên ngoài để cung cấp các nghiên cứu hay phản hồi thì khách hàng hay thị trường cho bạn.
10. Đồng cảm với người khác
Sự đồng cảm thường là điều thường bị các chủ doanh nghiệp bỏ qua. Sự đồng cảm cho phép bạn kết nối với nhân viên, những người đồng hành, của mình một cách thực sự và có ý nghĩa, từ đó làm cho họ hạnh phúc hơn và làm việc hiệu quả hơn. Bạn không thể mong đợi doanh nghiệp của mình phát triển nếu bạn không giúp nhân viên của mình.
Cùng chuyên mục