8 Bí quyết hạnh phúc trong công việc
Vì sao cùng một vị trí công việc, cùng một mức lương và cùng một doanh nghiệp nhưng có người lại thấy hạnh phúc trong công việc, lại có người thấy lạc lối và không thỏa mãn? Mấu chốt vấn đề nằm ở góc nhìn của mỗi cá nhân. Nếu ta biết thay đổi góc nhìn, thực hành đúng cách thì ai cũng sẽ nhận ra niềm vui trong công việc mình đang làm. Vậy làm sao thực hiện được điều này? Cùng tìm hiểu chi tiết nhé!
Thế nào là hạnh phúc trong công việc?
Hạnh phúc (Happiness) là một trạng thái cảm xúc của con người khi cảm thấy vui vẻ và hài lòng về một điều nào đó. Hạnh phúc trong công việc là cảm giác hưng phấn, nhiệt huyết và thỏa mãn với công việc mình đang làm.
Hạnh phúc trong công việc mang đến nhiều lợi ích không ngờ như:
– Làm việc hiệu quả hơn: Giữa sự hạnh phúc và hiệu suất công việc có mối liên hệ tương hỗ mật thiết. Nếu nhân viên hạnh phúc với công việc đang làm, năng suất làm việc của họ cao hơn mặt bằng chung đến 20% (theo khảo sát ở nhiều doanh nghiệp).
– Làm việc sáng tạo hơn: Tư duy tích cực, ở đây là cảm giác hạnh phúc, thúc đẩy sự sáng tạo mạnh mẽ. Nếu nhân viên hạnh phúc trong công việc, họ sẵn sàng đầu tư phần lớn thời gian tìm tòi và đưa ra sáng kiến mới lạ để mang lại kết quả tốt nhất cho doanh nghiệp/công ty.
– Tạo dựng mối quan hệ tốt: Biết cách quản lý và kiểm soát cảm xúc hiệu quả là “chìa khóa” xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp thân thiện và lành mạnh, tránh xa những bất đồng chốn công sở.
– Tăng doanh số bán hàng: Khi các nhân viên hạnh phúc trong công việc, họ đều có tinh thần làm việc hăng hái, sẵn sàng lắng nghe và thấu hiểu tâm tư khách hàng. Nhờ vậy, khách hàng dễ dàng đưa ra quyết định đồng ý mua hàng/trải nghiệm dịch vụ, giúp tăng doanh thu cho công ty/doanh nghiệp.
8 bí quyết hạnh phúc hơn trong công việc
Dưới đây là một số bí quyết đơn giản giúp bạn tìm thấy sự hạnh phúc trong công việc:
1. Học cách trân trọng những đồng nghiệp xung quanh
Nghiên cứu từ đại học Harvard cho thấy, một người càng có mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp thì càng yêu thích và hạnh phúc hơn trong công việc. Vì vậy, bạn nên duy trì thái độ cởi mở, tôn trọng và cư xử bình đẳng với tất cả mọi người. Đồng thời chủ động giúp đỡ đồng nghiệp trong lúc khó khăn để phát triển mối quan hệ lâu dài, cũng như nâng cao năng suất và tiến độ hoàn thành công việc chung.
2. Nuôi dưỡng mục tiêu thăng tiến, bước ra khỏi vùng an toàn
Sự thành công chỉ đến với những ai dám lao ra khỏi rào cản của sự an toàn, chấp nhận thử thách và sẵn sàng trải nghiệm điều mới mẻ. Theo đó, để phát triển hơn trong công việc, thay vì làm việc như một “cỗ máy được lập trình sẵn”, bạn cần xác định rõ mục tiêu cho bản thân trong ngắn hạn (1 – 3 năm) và dài hạn (5 – 10 năm), xây dựng lộ trình thực hiện chi tiết, làm lần lượt từng bước nhỏ và không đốt cháy giai đoạn.
3. Thay đổi không gian làm việc, khơi nguồn cảm hứng mới
Bạn từng nghĩ rằng mình sẽ mãi yêu thích công việc đó, nhưng giờ đây bản thân lại cảm thấy mệt mỏi và chán chường khi bước vào chỗ ngồi làm việc? Một phần quyết định đến việc “chán làm” là sự quen thuộc quá mức. Điều bạn cần thực hiện để tạo thêm động lực cho bản thân là tìm kiếm sự mới mẻ, chỉ đơn giản bằng cách mua một chậu hoa/chậu cây mới, sắp xếp lại vị trí đồ đạc, lau dọn bàn làm việc…
4. Nghĩ đến thành tích đã đạt được để có thêm động lực
Thành quả đạt được là kết quả của sự nỗ lực không ngừng nghỉ. Khi bạn gục ngã và muốn bỏ cuộc, bạn nên nhìn nhận lại những gì mình làm được. Nhờ vậy, bạn lấy lại động lực và phong độ, từ đó tiếp tục chặng đường sự nghiệp của mình.
5. Xác định ý nghĩa giá trị công việc mang lại
Khi nhìn nhận công việc hiện tại có ý nghĩa lớn với cộng đồng và xã hội, bạn sẽ tìm thấy “kim chỉ nam” của cuộc đời mình, hướng đến mục tiêu làm việc hăng say, cống hiến hết mình, để tạo ra một cuộc sống tốt đẹp cho mình và cho người.
6. Hãy biến thách thức thành cơ hội trong công việc
Hãy biết ơn một số thách thức trong công việc thường gặp như điều chỉnh quy trình làm việc, thích nghi với hệ thống/phần mềm/công nghệ mới, chịu trách nhiệm thực hiện dự án chưa từng có kinh nghiệm… Tất cả đều là cơ hội tuyệt vời cho bạn hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để trau dồi kỹ năng và kiến thức, giúp phát triển bản thân, công việc theo hướng tốt hơn và cảm thấy hạnh phúc hơn nữa.
7. Trân trọng công việc đang làm giữa bối cảnh thất nghiệp ngày càng tăng
Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Việt Nam thống kê rằng có hơn 200.000 cử nhân ra trường đối mặt với tình trạng thất nghiệp mỗi năm. Con số này cho thấy có công việc trong thời điểm tình hình kinh tế khó khăn là niềm hạnh phúc lớn và may mắn hơn rất nhiều người. Do đó, bạn nên cảm thấy tự hào rằng bản thân đã cố gắng hết mình và không bỏ cuộc.
8. Quản lý cảm xúc trong công việc, làm chủ mọi tình huống
Học cách quản lý cảm xúc trong công việc là một kỹ năng cần thiết, vừa giúp bạn làm chủ tình huống, giải quyết mâu thuẫn và tìm được niềm vui trọn vẹn với công việc, vừa tạo tiền đề duy trì mối quan hệ bền vững với đồng nghiệp, lãnh đạo và mở ra cơ hội thăng tiến trong tương lai.
Cùng chuyên mục